Please add a widget to WP Admin → Appearance → Widgets → Header Sidebar
  • English

Thông tin chi tiết các loại Gas dùng cho máy lạnh

Do Gas là thành phần làm lạnh của thiết bị cho nên chất lượng của Gas cũng ảnh hưởng tới độ lạnh. Với loại Gas có chất lượng tốt sẽ làm cho máy chạy lạnh sâu hơn, máy nhẹ tải hơn cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện hơn. Trong bài viết này, các kỹ thuật viên tại sửa điện lạnh sẽ cung cấp thêm các thông tin về Gas được dùng trong máy lạnh và tủ lạnh, bên cạnh đó là các đánh giá khách quan về từng loại Gas thông dụng nhất hiện nay.

Xem thêm: Cách nhận biết máy lạnh thiếu gas

Đánh giá Gas máy lạnh

Tác dụng cụ thể và cách hiểu để so sánh từng loại Gas :

Với cùng 1 loại Gas nhưng không cùng một nhà sản xuất làm ra thì chất lượng đã khác nhau. Nói dễ hiểu hơn vd như cùng 1 tên loại Beer nhưng ta có rất nhiều hãng làm Beer như “Sài gòn, Ken, Tiger v.v…”

Nhà sản xuất Gas có chất lượng xịn nhất hiện nay (theo đánh giá của các kỹ thuật viên chuyên ngành sửa máy lạnh tại TPHCM). Cho độ lạnh cực sâu, làm cho máy chạy êm hơn, máy chạy tiết kiệm điện hơn. Dẫn đầu khu vực là Dupont của USA ! Không đối thủ cho loại Gas xịn nhất hiện nay. Tuy nhiên hiện nay Dupont nhái của China đại trà có chất lượng rất kém nên được sử dụng thay thế tạm thời là HoneyWell của USA.

Theo sau đó là một số hãng với chất lượng thấp hơn nhưng được số đông ưa chuộng do giá thành rẻ hơn nhiều so với Dupont. Được liệt kê vài tên tuổi Gas như sau : Forance , Snowice, Sunair, R22 or 12 của Indian (noname, chỉ có ghi trên vỏ chai là R12 hoặc 22 rồi có thêm chữ Made in Indian. Không xác định được của hãng nào) . Nếu so sánh trong 4 loại Gas trung bình này thì mức độ tốt được tính như sau : 1. Forance, 2. Snowice, 3. Made In Indian 4. SunAir.

Bèo nhất là loại Gas cũ được tái chế lại (Gas được sử dụng rồi được lọc lại). Vì là đã qua sử dụng và tái chế nên chất lượng bị giảm tới mức ko thể bình luận thêm gì được nữa. Dính phải loại Gas này thì máy lạnh kém, chạy rần (do phải nạp quá nhiều lượng Gas khiến máy bị tình trạng ì), chạy mức Ampe cao nên hao điện hơn.

Cái cuối cùng có thể bình luận cho sự khác biệt về các hãng làm Gas với nhau là tỉ lệ chênh lệch độ lạnh của nhau dao động từ mức 5-20% . Cụ thể hơn khi được sử dụng thì mức tải Ampe giảm từ 0,5 – 1Ampe => giảm khả năng hao phí tối đa P = U x I ~ 220vol x 1Ampe = 220W cho 1h tiêu thụ.

=> Kết luận:

Gas là 1 loại hỗn hợp khí và có sự “hao mòn” hay còn gọi là mất dần khả năng làm lạnh khi xài về lâu. Tuổi thọ trung bình cho 1 lần xài Gas nằm trong khoảng 2-3 năm là độ lạnh giảm đi đáng kể.

Cách nhận biết và tỉ lệ người xài Gas xịn là rất thấp do Gas thuộc về bộ phận kĩ thuật và giá thành chênh lệch nhau khá nhiều nên số đông dân kĩ thuật chỉ dùng loại Gas phổ thông mà thôi. Tuy nhiên nếu trong vài trường hợp đặc biệt nếu cần thiết thì vẫn có người xài Gas xịn. Nhất vẫn là Dupont …. chưa có đối thủ..

Đánh giá chi tiết các loại Gas thông dụng nhất hiện nay

1. Gas 12 ( R12 ): có trị số nén là 88-90 Psi ở nhiệt độ 30*C

Là loại gas dùng phổ biến nhất trong các loại tủ lạnh đời cũ. Tính chất hoá học có Toxic (độc) nhẹ. Gặp lửa xúc tác gây cháy có lửa màu xanh lá và toả mùi rất hắc (bình thường hít phải cũng thấy hôi rồi). Có thể gây choáng và nhức đầu nếu hít nhiều.

Do tính chất độc hại và gây nguy hiểm cho tầng Ozon nên hiện nay đã có nhiều loại Gas thay thế cho R12 Vd : R134a, Mr.86, Mr.88.

2. Gas 22 ( R22 ): có trị số nén là 158-160 Psi ở nhiệt độ 30*C

Là loại gas dùng phổ biến trong máy lạnh, máy điều hoà hiện nay. Có tính chất Toxic nhẹ tuy nhiên nếu cháy sẽ gây độc khi hít phải. Gây hại cho tầng Ozon và dần được thay thế bằng loại GasR410a. Tuy nhiên về giá thành cho máy đồng bộ thay thế R22 = R410a này còn quá mắc nên chưa thể đại trà được.

3. Gas134a (R134a): là loại Gas thay thế cho R12. Cho nên có trị số nén tương đương ~ 90Psi at 30*C.

Dùng phổ biến cho nhiều loại tủ lạnh dân dụng hiện nay. Do bị ràng buộc về an toàn môi trường nên các tủ dùng R12 giờ đây thay thế bằng loại R134a.

4. Gas 410a ( R410a ): là loại Gas không gây độc, ko ảnh hưởng tới tầng Ozon. Hiện nay mình chỉ thấy ứng dụng của R410a trong các loại máy điều hoà Inverter là chủ yếu. Còn các loại phổ thông thường (Non-Inverter) thì chưa thấy xài R410a này.

Trị số nén của R410a so với R22 là 1.6 => lấy trị số nén của R22 nhân cho 1.6 là ra trí số nén R410a (160 x 1.6 = 256 psi ).

Xem thêm: So sánh gas R22 và R410A

5. Gas 404 (R404): dùng trong tủ cấp đông. Được thiết kế dành riêng áp dụng cho nhu cầu làm đông ở nhiệt độ âm sâu hơn thiết bị đông xài R12 và R134a.

6. Gas R600: sử dụng trong tủ lạnh dòng cao cấp hiện nay. Được ứng dụng trong các tủ lạnh loại Inverter, đem lại hiểu quả giữ lạnh lâu hơn, tiết kiệm điện hơn so với dòng Gas cũ trước đó là R12 và R134a

LIÊN HỆ TỔNG ĐÀI