Please add a widget to WP Admin → Appearance → Widgets → Header Sidebar
  • English

Những hư hỏng thường gặp trên tủ lạnh mini

Lợi thế của một chiếc tủ lạnh mini là nó có thể giúp bạn tiết kiệm và giảm được hóa đơn tiền điện hàng tháng, tuy nhiên bên cạnh đó thiết bị này còn có một vài ưu điểm như dễ dàng di chuyển và thao tác sử dụng khá đơn giản. Nhưng không vì thế mà bạn không quan tâm đến các khuyến cáo của nhà sản xuất, đối với tất cả các thiết bị điện lạnh, chúng ta cần xem qua sách hướng dẫn trước khi vận hành để có thể giảm thiếu tối đa các hư hỏng thường gặp phải, bên cạnh đó việc sử dụng tủ lạnh mini đúng cách còn giúp cho bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí hóa đơn tiền điện, gia tăng tuổi thọ của thiết bị và bảo vệ sức khỏe của chính mình do thực phẩm trong tủ lạnh luôn được bảo quản tốt. Trao đổi với các kỹ thuật viên chuyên sửa tủ lạnh tại nhà, chúng ta hãy xem qua một số hư hỏng thường gặp trên tủ lạnh mini và các khuyến cáo từ nhà sản xuất nhé.

Tủ lạnh mini bị hư hỏng

Đèn sáng nhưng tủ lạnh mini lại không chạy

Công việc sửa chữa sẽ trở nên phức tạp hơn nếu đèn trong tủ vẫn sáng nhưng tủ lạnh mini không chạy. Điều đầu tiên bạn cần làm khi gặp hiện tượng này là làm sạch những cuộn dây dàn ngưng ở phía sau hoặc dưới tủ lạnh. Nếu vẫn không thấy tủ lạnh hoạt động thì lúc này bạn cần phải gọi thợ bởi vì vấn đề có thể là do hỏng hóc ở rơ-le máy nén, bộ đếm thời gian rã đông, máy nén hoặc bộ điều chỉnh nhiệt độ. Tất cả những lỗi đó phải để lại cho thợ xử lý.

Miếng đệm cửa không chặt gây hại cho tủ lạnh mini

Cửa tủ lạnh phải được đóng kín để giữ nhiệt độ thích hợp nhằm chống hư hại thực phẩm bên trong.

Ở xung quanh cánh cửa có một đường viền cao su giúp cửa đóng chặt ngăn không cho nhiệt độ trong tủ thoát ra, ta gọi đường viền đó là miếng đệm bít. Nếu miếng đệm bít này không chặt thì bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm (do bị hư hỏng).

Cho nên, bạn hãy tạo một thói quen thường xuyên kiểm tra lực hút của miếng đệm bít này với tủ lạnh. Cách tốt để kiểm tra là kẹp một tờ tiền giữa cánh cửa và tủ lạnh và đóng cửa lại.

Giờ thì cố gắng kéo tờ tiền đó ra. Nếu cảm thấy nó lỏng lẻo dễ ra, thì đó là dấu hiệu miếng đệm bít bị hỏng. Chúng ta nên thay miếng đệm bít mới nếu gặp trường hợp này.

Xem thêm: Hướng dẫn thay miếng đệm cửa tủ lạnh

Nếu đèn tủ lạnh mini không sáng

Nếu bạn không nhìn thấy đèn sáng và không nghe thấy âm thanh khi bạn mở tủ lạnh, hãy kiểm tra các dây cắm điện của tủ lạnh mini xem có bị lỏng hay không. Nếu tủ lạnh vẫn không chạy sau khi đã cắm lại ổ điện, bạn hãy đi đến bảng điều khiển điện trong nhà kiểm tra xem cầu dao điện có bị lỏng hay không hoặc cầu chì bị cháy. Nếu đúng như vậy bạn hãy mở lại cầu dao điện hoặc thay cầu chì bị cháy. Ngoài ra cũng cần kiểm tra các dây điện để đảm bảo nguồn điện vào tủ lạnh ổn định.

Khi tủ lạnh mini kêu to

Tủ lạnh thường tạo ra tiếng ồn khi hoạt động và đó là âm thanh mà hầu hết mọi người thường nghe. Vì vậy khi tủ lạnh bắt đầu tạo ra tiếng quá ồn hay những âm thanh không quen thuộc thì lúc đó bạn biết là tủ lạnh của bạn có gì đó trục trặc.

Trước khi mở cửa tủ và cố gắng xác định vị trí tiếng ồn, hãy lắc nhẹ tủ lạnh. Máy đặt không cân bằng sẽ gây ra tiếng ồn do đó, bạn cần phải điều chỉnh lại chân tủ.

Tiếng ồn kêu lách cách hầu hết là do chảo đựng nước thải ở bên dưới tủ lạnh bị chệch, việc bạn cần làm là chỉ cần đưa chảo về đúng vị trí. Nếu tiếng ồn vẫn tiếp tục lớn hơn, nguyên nhân có thể liên quan đến quạt dàn ngưng hoặc quạt bay hơi hư hại. Đây là lúc bạn cần gọi cho thợ sửa chữa đến nhà.

Tủ lạnh mini chạy liên tục sẽ gây hại

Một chiếc tủ lạnh chạy liên tục không nghỉ có thể là do lớp tuyết đang hình thành, vì vậy bạn sẽ cần phải xả tuyết bằng cách bỏ hết thức ăn, thực phẩm trong tủ ra và mở cánh tủ. Đây cũng là lúc bạn nên làm vệ sinh tủ lạnh.

Ngoài ra, miếng đệm không chặt ở cửa tủ như ta nói ở trên cũng có thể gây ra tình trạng tủ lạnh chạy liên tục, vì vậy bạn cần thay thế một miếng đệm bít khác. Nếu các hướng dẫn trên vẫn không làm cho tủ lạnh hoạt động bình thường trở lại thì bạn hãy làm sạch các cuộn dây dàn ngưng trước khi gọi thợ đến nhà.

Khuyến cáo của nhà sản xuất

Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì chơi riêng cho nó 1 cầu dao tầm 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sắm 1 cái Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có tgian để hồi toàn bộ lượng Gas khi bị ngắt đột ngột).

Khi xê dịch tủ ngoài kiểu bê thẳng đứng thì lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30min (thời gian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị gẹt (không lạnh)

Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để nạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này không khéo làm thủng giàn Coil => thủng là coi như mình đã “kết liễu” em nó đấy . Nếu lỡ bị thủng rồi thì cứ chuẩn bị tinh thần mua tủ mới hoặc cho làm lại với giá tiền cắt cổ ~ 5-800k mà lúc làm xong “dung nhan” em nó cũng chả lành lạnh gì.

Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che bít những mặt gián nóng xung quanh tủ. Vì do được thiết kế giàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt cho nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ.

Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), cấm cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị Shock điện gây hư hỏng mát dây bên trong

LIÊN HỆ TỔNG ĐÀI