Please add a widget to WP Admin → Appearance → Widgets → Header Sidebar
  • English

Cần lưu ý gì trước khi mua và lắp máy lạnh

Trước khi quyết định mua và lắp đặt máy lạnh cho gia đình bạn trong những ngày hè, việc so sánh và đánh giá các hãng máy lạnh là điều rất khó khăn. Do đó trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn những thông tin cần lưu ý trước khi quyết định chọn mua và lắp đặt máy lạnh. Mong rằng với những kiến thức được tổng hợp dưới đây sẽ giúp quý khách hàng tiết kiệm được tối đa chi phí và thời gian để có thể chọn cho gia đình của mình một chiếc máy lạnh ưng ý.

Lưu ý gì khi chuẩn bị mua máy lạnh

Máy lạnh hoạt động như thế nào

Mỗi máy lạnh có một khả năng làm lạnh tương ứng, nghĩa là mỗi máy chỉ có khả năng làm lạnh nhiệt độ cho một phòng thích hợp.

Khả năng làm lạnh của máy được xác định bằng năng suất làm lạnh của nó, tức là lượng nhiệt của máy làm lạnh được trong một đơn vị thời gian.

Máy có trị số năng suất làm lạnh càng lớn thì có khả năng làm lạnh nhiều hơn.

Máy làm lạnh không khí duy trì nhiệt đó trong phòng phù hợp với yêu cầu của phòng đó nên mục đích chính của máy là để phục vụ người, có thể duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 20 đến 25oC (vào mùa hè). Tương ứng với nhiệt độ đó, kết hợp với độ ẩm thích hợp thì con người sẽ cảm thấy dễ chịu nhất.

Công suất điện càng lớn thì khả năng làm lạnh cũng lớn (chú ý công suất điện chỉ mức tiêu thụ điện của máy chứ không phải năng suất làm lạnh). Trên máy thường có ghi rõ công suất điện tiêu thụ. Do đó khi không có trị số chính xác năng suất làm lạnh của máy thì có thể căn cứ vào công suất điện để phỏng đoán. Thông thường các máy lạnh cỡ nhỏ năng suất lạnh khoáng 75% công suất điện của máy.

Để duy trì độ lạnh hoặc mát trong phòng, máy lạnh phải đủ khả năng khử sức nóng ở trong căn phòng. Sức nóng này có hai loại: sức nóng sinh ra ngay trong phòng như do người do bóng đèn, do máy móc v.v… và sức nóng xâm nhập từ ngoài vào, do nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ trong phòng.

Sức nóng tác động từ bên ngoài

Một phòng có lắp máy lạnh, đương nhiên nhiệt độ trong phòng bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ bên ngoài. Do đó khi có sự chênh lệch về nhiệt độ như vậy thì có sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào trong phòng. Lượng nhiệt truyền vào nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai môi trường Ví dụ: nhiệt độ bên ngoài là 35 độ C, bên trong phòng là 15 độ C thì lượng nhiệt bên ngoài sẽ truyền vào nhiều hơn, ngược lại nếu vách tường phòng càng dày hoặc tường có lớp cách nhiệt tốt thì nhiệt lượng truyền vào càng ít đi.

Truyền qua vách tường: Nếu tường càng dày và có lớp cách nhiệt thì lượng nhiệt truyền qua sẽ càng ít đi. Nhiệt còn có thể truyền qua cửa ra vào hoặc sàn nhà.

Truyền qua cửa sổ: Nếu cửa quay về hướng mặt trời thì lượng nhiệt truyền qua sẽ lớn hơn là cửa không quay về hướng mặt trời.

Như vậy, khi muốn tính toán lượng nhiệt truyền vào phòng, bạn phải tính được diện tích cửa (ra vào, cửa sổ), diện tích vách tường ngăn, diện tích sàn nhà và nên tính theo hướng, bề dày của vách… và từ đó suy ra số lượng nhiệt có thể truyền vào phòng. Sau hết tổng cộng tất cả lượng nhiệt toả ra trong phòng lẫn lượng nhiệt từ bên ngoài truyền vào phòng. Đó là cơ sở để bạn chọn một máy lạnh thích hợp cho căn phòng của mình.

Lựa chọn công suất máy

Theo kinh nghiệm, với kết cấu nhà ở Việt Nam hiện nay, có thể chọn công suất máy tương đương 1 HP cho phòng ngủ với diện tích 14-16 m2 hoặc cho phòng khách với diện tích 12-14 m2.

Việc chọn công suất máy lạnh phải dựa vào kết cấu phòng như tường bao che, cửa kính, hướng nắng, thông gió và khí hậu của từng khu vực. Công suất máy được gọi theo công suất điện tiêu thụ của máy nén lạnh với đơn vị tính là sức ngựa (HP). Nên có hiện tượng gọi là máy một ngựa, máy hai ngựa… Ví dụ như: 1 HP~9.000 BTU/h (công suất lạnh), 1.5 HP~12.000 BTU/h, 2 HP~18.000 BTU/h, 2.5 HP~24.000 BTU/h.

Máy lạnh thường dùng cho gia đình là loại máy hai cục, cục lạnh treo trên tường và cục nóng để ngoài trời. Khi chọn mua máy, ngoài chất lượng, kiểu dáng và giá cả, bạn cần quan tâm đến dịch vụ hậu mãi của nhà cung cấp như chế độ bảo hành, phụ tùng thay thế…

Cẩn thận nếu cục nóng bị kêu khi hoạt động

Hiện tượng máy lạnh kêu có nhiều lý do. Trong trường hợp dàn nóng bị kêu khi máy hoạt động, nhiều khả năng là do những chân đế bằng cao su đã bị chai hoặc ốc bắt đế bị lỏng nên khả năng giảm chấn động không còn tốt, máy bị rung tạo ra tiếng kêu. Cũng có thể có vật lạ nào đó rơi vào. Tiếng kêu cũng có thể xuất hiện từ cục lạnh với những lý do sau. Có thể do quá lâu không làm vệ sinh máy nên bụi bặm, chất bẩn đóng vào lưới lọc hay các bộ phận khác khiến máy chạy nặng, tạo ra tiếng kêu. Ngoài ra, có thể bị thằn lằn, gián chui vào trong máy và chết ở đó cũng có thể tạo ra tiếng kêu.

Cá biệt, ngay sau khi làm vệ sinh xong, máy hoạt động và tạo ra tiếng kêu thì nên xem lại quá trình lắp đặt. Có thể việc lắp lại mặt nạ, lưới lọc chưa khít hoặc không đúng khớp khiến máy bị kêu khi hoạt động. Có một số tiếng kêu xuất hiện ngay sau khi máy mới đưa vào hoạt động. Đó là kêu do cánh đảo gió bị rít, do tốc độ quạt quá lớn… Những trường hợp này cần báo với nhà sản xuất hoặc nơi bảo hành.

Thời gian bao lâu thì nên vệ sinh máy lạnh

Bao lâu thì vệ sinh máy lạnh

Máy lạnh gia đình, định kỳ làm vệ sinh máy lạnh tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Sử dụng máy ở những nơi ít bụi bẩn, ít ô nhiễm thì có thể khoảng ba tháng mới phải làm vệ sinh định kỳ một lần.

Những bộ phần cần phải làm vệ sinh thường xuyên là mặt nạ, lưới lọc ở dàn lạnh bên trong nhà. Phần này người sử dụng có thể tự làm bằng cách lật mặt nạ máy lạnh, gỡ tấm lưới ra chùi rửa bằng bàn chải, nước và sau đó ráp lại theo đúng khớp. Có thể lau chùi hoặc dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn bám vào bên mặt trong của máy, các cánh đảo gió. Riêng những bộ phận của dàn nóng cũng cần làm vệ sinh định kỳ 3-6 tháng/lần. Những bộ phận này khi làm vệ sinh phải cần đến thợ chuyên môn vì phải dùng những thiết bị, hóa chất chuyên dùng để hút bụi bẩn, tẩy các chất dơ bám vào dàn nóng.

Xem thêm : Hướng dẫn làm vệ sinh máy lạnh tại nhà

Không để cục nóng bị “đối gió”

Một lưu ý nữa là khi cục nóng đặt ở vị trí có hướng gió thổi trực tiếp vào bề mặt thoát nhiệt của máy sẽ xuất hiện hiện tượng “đối gió”. Nhiệt từ máy thoát ra bị gió tự nhiên thổi ngược trở vào máy khiến cho máy không giải nhiệt được và gây ra hiện tượng quá nhiệt khiến máy thường xuyên bị tắt bất thường.

Hiện tượng “bẫy dầu”

Một số trường hợp do vị trí lắp máy không thuận tiện nên phải để cục nóng ở sân thượng hoặc mái nhà… Nói chung là những vị trí cao hơn cục lạnh. Trường hợp này nếu thợ không có kinh nghiệm xử lý thì chỉ vài ngày sau khi lắp đặt là máy có thể bị hỏng. Bởi vì cục nóng có chứa gas và dầu bôi trơn, khi máy chạy gas bay hơi còn dầu chạy theo chiều dốc của ống và đọng lại trong cục lạnh khiến máy không lạnh, trong khi đó block máy lại thiếu dầu bôi trơn. Thợ có kinh nghiệm sẽ làm một oil cap (bẫy dầu) bằng cách uốn ống hình chữ U để không cho dầu rơi xuống cục lạnh gây cháy block vì cục nóng thiếu dầu bôi trơn.

Lưu ý khi sử dụng máy lạnh

Sử dụng và thao tác máy lạnh theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và tài liệu hướng dẫn kèm theo máy. Nên bảo trì vệ sinh máy bốn tháng một lần để sử dụng được bền và đỡ hao tốn điện năng. Để hiệu quả và tiết kiệm phải chú ý: cục nóng phải thông thoáng để giải nhiệt. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy. Định kỳ làm sạch dàn nóng và lưới lọc không khí cục trong. Nếu máy vẫn ít lạnh phải gọi thợ kiểm tra gas trong máy. Không đặt nhiệt độ quá thấp. Nên sử dụng các chức năng hẹn giờ và đặt chế độ ngủ vào ban đêm.

LIÊN HỆ TỔNG ĐÀI