Please add a widget to WP Admin → Appearance → Widgets → Header Sidebar
  • English

Máy lạnh và tủ lạnh cách bảo trì cần phải biết

Máy lạnhtủ lạnh là hai thiết bị mà hầu như tất cả các gia đình chúng ta điều sở hữu bởi tính năng ưu việt và tiện ích giúp cho cuộc sống trở nên thú vị hơn. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng thường không quan tâm đến việc bảo trì máy lạnh và tủ lạnh khiến cho thiết bị gặp phải những vấn đề hư hỏng ngoài ý muốn trong quá trình sử dụng. Đối với đồ gia dụng và điện lạnh, ngoài việc sử dụng đúng cách thường xuyên lau chùi vệ sinh thì chúng ta còn phải định kỳ bảo trì kiễm tra thiết bị để giúp cho chúng vận hành đúng công suất, tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ. Trong bài viết này, các kỹ thuật viên chuyên ngành sửa điện lạnh sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về các kiến thức cũng như cách sử dụng và bảo trì máy lạnh, tủ lạnh.

Hướng dẫn bảo trì máy lạnh

Bảo quản máy lạnh

1. Mua hàng mới / cũ xài cả năm trời chả thèm vệ sinh hoặc bảo trì gì ráo: điều này sẽ khiến đuôi nóng (unit outdoor) giải nhiệt kém gây hư hỏng nặng, mà điều này là tối kị của máy lạnh.

– Đối với hộ gia đình thì trung bình 3-4 tháng/ bảo trì 1 lần ( chạy 3-6h/ngày)

– Đối với văn phòng hành chánh thì từ 2-3 tháng/ bảo trì 1 lần ( luôn chạy 8-10h/ngày)

– Đối với phòng kinh doanh internet hay bưu điện, show room, văn phòng nơi có nhiều bụi bặm, bụi vải thì 1 tháng/ bảo trì 1 lần.

– Thông thường cứ 3 tháng vệ sinh/lần. Cách rửa thủ công mà người nhà có thể làm là tháo 2 miếng lưới ở giàn lạnh ra rửa tạm thời (lưới sạch khiến gió rút vào mạnh để đẩy hơi lạnh ra ngoài tốt hơn). Còn về phần đuôi nóng thì nhà ai có vòi nước hoặc máy bơm rửa với lực mạnh thì có thể xịt thẳng vào đuôi nóng dưới góc từ 70-90 độ , xịt xéo quá thì khiến giàn nóng bị móp gây giải nhiệt kém (lúc đó phải lôi ra khựi lại cho thẳng àh).

Xem thêm: Hướng dẫn làm vệ sinh máy lạnh tại nhà

2. Một khi máy lạnh có dấu hiệu lạnh kém hoặc không lạnh (bật trong 30 phút) thì nên tắt cầu dao ngay và kêu thợ sữa chữa tới xem xét : nguyên nhân Gas bị xì đâu đó hoặc quạt đuôi nóng bị hư / hư capa gây ko lạnh. Điều này để lâu khiến Compressor chạy với Temp wá cao gây đứt mát dây => khỏi cứu luôn

Xem thêm: Hướng dẫn sửa máy lạnh không lạnh kém lạnh

3. Máy 02 cục thuộc loại xài Van nên không thể kín tuyệt đối, chỉ ở mức tương đối nên cho phép xì ở mức giới hạn. Thông thường thì máy tốt tầm 06 tháng bơm Gas/lần hoặc 1năm/lần. Còn những máy mới xài 1-2 tháng mà fải bơm Gas 1 lần thì nên coi lại đường ống hoặc Van nào đó bị rò rỉ (vấn đề này cần chấn chỉnh ngay vì Gas xì khiến máy chạy ở tình trạng OverHeat => gây hỏng mát dây

4. Do khả năng tải Ampe là rất cao nên đòi hỏi điểm tiếp xúc điện phải tốt, ko được lỏng lẻo. Chắc cú thì phải xài CB riêng cho máy lạnh hoặc phích cắm nhưng là loại lớn. Mức chịu tải Ampe thấp nhất của máy lạnh luôn là ở 4 Ampe mặc định, khả năng Start khi máy chạy sẽ ở mức thấp nhất là 20A cho 3-10s .

– Đây là điều kiện ban đầu mà nhiều người tiêu dùng không để ý và cũng là điều khiến máy dễ hỏng hóc nhất do điện áp chập chờn trong khi máy hoạt động.

Hướng dẫn bảo trì tủ lạnh

bảo quản tủ lạnh

1. Thông thường phích cắm zin theo máy của tủ lạnh nó khá nhỏ. Tưởng chừng có thể cắm vào ổ cắm dân dụng chắc ăn nhưng ….. điều đó là hoàn toàn sai lầm. Hầu hết 90% tủ lạnh hư Compressor là do vấn đề phích cắm ko chặt, lỏng lẻo khiến Compressor rơi vào tình trạng cúp tắt liên tục gây hỏng mát dây bên trong.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chỉnh nhiệt độ cho tủ lạnh

– Tủ lạnh tuy có dòng Ampe chạy thấp nhưng nhược điểm lớn của Compressor cho tủ lạnh khó start hơn so với Compressor của máy lạnh. (Do chi tiết kĩ thuật làm của tủ quá nhỏ, nhỏ hơn gấp 2-3 lần so với chi tiết làm của máy lạnh). Thế nên để riêng cho tủ 01 cái CB riêng hoặc thay ngay 1 phích cắm loại tốt, dính chặt ko được lỏng lẻo khi cắm vào ổ cắm.

2. Khi xê dịch tủ trong quá trình vận chuyển thì tránh bê ngược tủ. Khi đã cố định vị trí đặt tủ thì cứ để yên tủ ít nhất 10-15 phút rồi hãy cắm điện. Nhằm cho lượng Oil đổ lên trên giàn ống trở về lại bên trong Compressor, tránh gây nghẹt hoặc hỏng bơm của Compressor.

3. Đối với loại tủ đóng tuyết (ko có FAN) thì khi xả đá tủ tuyệt đối không dùng bất kì vật nhọn nào chọt, cạy đá bên trong. Nhằm tránh tình trạng thủng giàn lạnh bên trong. Một khi bị thủng thì khả năng …. thay tủ mới gần như là 90%.

Xem thêm: Hướng dẫn xả tuyết vệ sinh ngăn đá tủ lạnh

4. Do được thiết kế giàn nóng chìm trong tủ nên khả năng giải nhiệt của tủ rất bị hạn chế. Cho nên những bề mặt xung quanh của tủ khi chạy thì sẽ phát ra hơi nóng. Những bề mặt này ko được che đậy cũng như quá áp sát tường gây kém giải nhiệt. Khoảng cách an toàn cách xa vỏ tủ xung quanh những mặt nóng này tốt nhất là ở mức 10-15cm.

5. Trong quá trình xài tủ thì các cửa tủ phải luôn được đóng kín, nếu miếng đệm xung quanh tủ bị hở thì phải thay ngay. Vì khả năng tủ chạy bền hay ko phụ thuộc vào tình trạng kín hay hở. Nếu bị hở thì sẽ khiến Compressor luôn chạy ở tình trạng quá tải, nếu xảy ra quá lâu thì bộ cơ bên trong Compressor sẽ nhanh chóng hao mòn khiến tủ kém lạnh và dần …. cháy mát dây hoặc yếu bơm

Xem thêm: Hướng dẫn thay miếng đệm cửa tủ lạnh

Nếu máy lạnh hoặc tủ lạnh bị hư hỏng mà hết hạn bảo hành

Trong trường hợp máy lạnh và tủ lạnh của quý khách hàng gặp những vấn đề hư hỏng ngoài ý muốn mà thiết bị đã hết hạn bảo hành vui lòng gọi cho tổng đài 028.6273.2222 – 0902.563.208 để các kỹ thuật viên chuyên ngành sửa điện lạnh đến nhà hỗ trợ tư vấn và sửa chữa, khắc phục triệt để hư hỏng trên máy lạnh và tủ lạnh.

Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, việc sửa chữa và bảo hành thiết bị điện lạnh đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề kỹ thuật cao, do đó quý khách hàng nên tránh giao thiết bị cho các thợ hoặc cửa hàng kém uy tín sửa chữa.

Quý khách vui lòng tham khảo qua các dịch vụ được cung cấp tại Sửa Điện Lạnh. Com